Developed by JoomVision.com

Trang thông tin điện tử xã Tam Đại - huyện Phú Ninh - tỉnh Quang Nam Trang thông tin điện tử xã Tam Đại - huyện Phú Ninh - tỉnh Quang Nam

Trang thông tin điện tử xã Tam Đại - huyện Phú Ninh - tỉnh Quang Nam Trang thông tin điện tử xã Tam Đại - huyện Phú Ninh - tỉnh Quang Nam

Vấn đề người dân cần biết khi Luật tiếp cận thông tin chính thức có hiệu lực thi hành

Kể từ ngày 01/7/2018, Luật tiếp cận thông tin, được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 11, ngày 06/4/2016, bắt đầu có hiệu lực thi hành. Theo đó, mọi công dân đều được tiếp cận thông tin do cơ quan nhà nước công khai và được yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin khác (trừ thông tin công dân không được tiếp cận, theo Điều 6 và thông tin được tiếp cận có điều kiện, theo Điều 7).
Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều loại thông tin theo quy định của pháp luật, công dân có quyền và rất cần được tiếp cận để phục vụ cho nhiều nhu cầu khác của mình; và cơ quan nhà nước liên quan phải có trách nhiệm đáp ứng khi công dân có yêu cầu. Nhưng không phải ai cũng biết được điều này. Cũng không phải đợi đến giữa năm 2016, khi Quốc hội ban hành Luật tiếp cận thông tin thì quyền tiếp cận các thông tin quan trọng của người dân mới được ghi nhận. Thực tế, từ cuối năm 2011, khi Luật khiếu nại được ban hành với với tư cách một đạo luật độc lập được tách ra khỏi Luật khiếu nại, tố cáo, thì quyền tiếp cận thông tin để bảo đảm quyền khiếu nại của công dân cũng đã được ghi nhận trong Luật này.
Nay nhân Luật tiếp cận thông tin sắp có hiệu lực thi hành (kể từ ngày 01/7/2018), chúng tôi xin nhắc lại một số quyền được tiếp cận thông tin quan trọng của công dân đã được một số văn bản pháp luật ghi nhận trước đó để mọi người được biết.
Thứ nhất, quyền được tiếp cận thông tin của người khiếu nại trong Luật khiếu nại 2011. Để đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại (cá nhân, tổ chức) phải cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ để chứng minh. Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, người dân biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi một quyết định hành chính hay hành vi hành chính nào đó, nhưng trong tay họ lại không có đủ tài liệu để cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Trong những trường hợp nêu trên, Luật khiếu nại năm 2011 có quy định cho phép người khiếu nại có quyền: "Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước" (điểm d, khoản 1 Điều 12). Ngoài ra, người khiếu nại còn có quyền: "Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước" (điểm đ, khoản 1 Điều 12).
Với các bảo đảm pháp lý nêu trên, được hiểu là khi người khiếu nại có quyền thì người giải quyết khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải có nghĩa vụ đáp ứng kịp thời các các quyền của người khiếu nại theo luật.
Thứ hai, quyền được tiếp cận thông tin của người khởi kiện trong vụ án hành chính và vụ án dân sự. Cũng như trong các vụ việc khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nước, các vụ kiện trong lĩnh vực hành chính và dân sự tại Tòa án cũng đòi hỏi đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ.
Việc bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin liên quan trong vụ án (dân sự, hành chính) là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cho các đương sự bảo vệ quyền lợi của mình theo pháp luật, trong đó bao hàm cả ý nghĩa rằng đương sự (trên cơ sở tài liệu, chứng cứ thu thập được) tự tính toán để quyết định tiếp tục khởi kiện hoặc rút đơn khởi kiện.
Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp Tòa án giải quyết vụ án (hành chính, dân sự) nhưng các tài liệu, chứng cứ quan trọng liên quan trong vụ án thì đương sự lại không có trong tay, trong khi các các tài liệu, chứng cứ này lại do một hoặc một số cơ quan nhà nước (thậm chí là cơ quan bị kiện) nắm giữ nó. Nhằm bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của đương sự trong các vụ kiện, trong đó quyền được tiếp cận thông tin về tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án là một trong các quyền hết sức quan trọng; Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Luật tố tụng hành chính 2015, ghi nhận cho đương sự các quyền tiếp cận thông tin, cụ thể như sau:
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Điều 7), quy định trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát". Và, tương tự:
Luật tố tụng hành chính 2015 (Điều 10), cũng quy định nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) theo quy định của Luật này khi có yêu cầu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết".
Bản chất của các quy định trong pháp luật về tố tụng trên đây là sự ghi nhận của Nhà nước về quyền được tiếp cận thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các vụ việc khiếu nại, khởi kiện trước khi Luật tiếp cận thông tin được ban hành. Khi Luật tiếp cận thông tin ra đời (tháng 4/2016), tiếp tục khẳng định và mở rộng hơn nhiều phạm vi tiếp cận thông tin của của công dân so với các luật tố tụng./.

Nguyễn Kỳ Sanh/sotuphapqnam.gov.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Hình ảnh ngẫu nhiên từ thư viện ảnh

You are here: Home Văn bản chính sách mới Vấn đề người dân cần biết khi Luật tiếp cận thông tin chính thức có hiệu lực thi hành
Green Blue Orange Back to Top