Developed by JoomVision.com

Trang thông tin điện tử xã Tam Đại - huyện Phú Ninh - tỉnh Quang Nam Trang thông tin điện tử xã Tam Đại - huyện Phú Ninh - tỉnh Quang Nam

Trang thông tin điện tử xã Tam Đại - huyện Phú Ninh - tỉnh Quang Nam Trang thông tin điện tử xã Tam Đại - huyện Phú Ninh - tỉnh Quang Nam

Tổ chức phản biện về dự thảo Đề án phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp trên địa bàn xã Tam Đại

Chiều ngày 23/10/2023, Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội xã tổ chức Hội nghị phản biện Dự thảo Đề án phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn trên địa bàn xã, giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo dự thảo Đề án, mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Hoàn thành xây dựng xã nông thôn mới nâng cao; 3/3 thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Cơ cấu các ngành kinh tế trong giá trị sản xuất (GTSX) đến năm 2025: Nông, lâm, thủy sản chiếm 21,95%; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng: 46,74%; Thương mại - dịch vụ: 31,31%. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 1,8%; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng 7,5%; Thương mại - dịch vụ 9%. Tỷ lệ sản xuất dưới các hình thức liên kết đạt từ 35% giá trị sản phẩm các loại cây trồng; sản xuất theo các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) hoặc tương đương đạt 30%. Ứng dụng cơ giới hóa trên vùng sản xuất nông nghiệp như rau thực phẩm, dược liệu 100%. Tỷ lệ diện tích sản xuất được tưới tiêu khoa học, tưới tiết kiệm đạt trên 90%. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đến năm 2025 đạt trên 85%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ trên 40%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%; tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 100%; tỷ lệ hộ dân có 03 công trình hợp vệ sinh đạt 100%. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 65 triệu đồng/người/năm vào năm 2025. Không có hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo; góp phần xây dựng xã đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025.
Định hướng đến năm 2030, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất giá trị ngành nông nghiệp đạt được 75 tỉ đồng; giá trị ngành thương mại - dịch vụ đạt được 86 tỉ đồng; giá trị ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt được 120 tỉ đồng. Cơ cấu các ngành kinh tế trong giá trị sản xuất (GTSX) đến năm 2030: Nông, lâm, thủy sản chiếm 20 %; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng: 48 %; Thương mại - dịch vụ: 32 %. Tỷ lệ sản xuất dưới các hình thức liên kết đạt từ 50% giá trị sản phẩm các loại cây trồng; sản xuất theo các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) hoặc tương đương đạt 45%. Ứng dụng cơ giới hóa trên vùng tập trung chuyên canh, vùng sản xuất giống lúa, ngô, rau thực phẩm, dược liệu 100%. Tỷ lệ diện tích sản xuất được tưới tiêu khoa học, tưới tiết kiệm đạt trên 95%. Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ đối với nông sản chủ lực, nông sản đặc hữu, sản phẩm OCOP. Thu nhập bình quân đầu người trên 75 triệu/năm. Không có hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo, chỉ còn hộ nghèo bảo trợ xã hội theo quy định góp phần giữ vững xã Nông thôn mới nâng cao.
Phát biểu đề dẫn thảo luận, Bà Bùi Thị Ánh Tuyết – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã đánh giá cao trách nhiệm của ngành Nông nghiệp đã tham mưu UBND xã soạn thảo Đề án, phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội xã tổ chức hội nghị phản biện và đề nghị các đại biểu tập trung nghiên cứu tài liệu, tham gia phản biện về sự cần thiết, tính cấp thiết để xây dựng Đề án; đánh giá trực trạng, tính khả thi, tính đồng thuận, hiệu quả của Đề án; sự phù hợp với chủ trương, quy hoạch, định hướng của địa phương, của cấp trên đối với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của đề án; đồng thời đánh giá tác động môi trường,...
Tại Hội nghị, các đại biểu đề nghị xem xét việc xây dựng đề án cần phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước; phù hợp với chủ trương, định hướng của xã, huyện và tỉnh về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong thời gian đến; phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch cộng đồng, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng); xem xét việc xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất (thủy lợi, giao thông nông thôn, điện sản xuất,...) có phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu cấp thiết của người dân trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, cần quan tâm cần phải tăng cường, tập trung nghiên cứu giải pháp thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị, các mô hình điển hình tiên tiến; phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP nhằm phát huy bản sắc, lợi thế của các địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới. Đặt biệt, các đại biểu quan tâm nhiều đến việc đánh giá môi trường, dự báo tác động, biện pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm của dự thảo đề án.
Trương Tiên


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Hình ảnh ngẫu nhiên từ thư viện ảnh

You are here: Home Tin tức hoạt động Đoàn thể Tổ chức phản biện về dự thảo Đề án phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp trên địa bàn xã Tam Đại
Green Blue Orange Back to Top