Developed by JoomVision.com

Trang thông tin điện tử xã Tam Đại - huyện Phú Ninh - tỉnh Quang Nam Trang thông tin điện tử xã Tam Đại - huyện Phú Ninh - tỉnh Quang Nam

Trang thông tin điện tử xã Tam Đại - huyện Phú Ninh - tỉnh Quang Nam Trang thông tin điện tử xã Tam Đại - huyện Phú Ninh - tỉnh Quang Nam

Thái Sơn đổi đời nhờ trồng cây ăn quả

Thôn Thái Sơn, xã Đại Hưng (Đại Lộc) là vùng đất trù phú được ví như một "Đại Bình thứ 2" ở xứ Quảng. Nhờ mạnh dạn cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, nhiều hộ dân nơi đây trở nên khấm khá, có của ăn của để...
Cải tạo vườn tạp

Thôn Thái Sơn giờ đây khoác lên mình diện mạo mới, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, nhà cửa khang trang. Nhiều vườn tạp trồng chuối, cây lâu năm kém hiệu quả đã được cải tạo trồng loại cây như cam sành, cam Vinh, ổi không hạt, ổi Đài Loan, bưởi, mít, chuối, vú sữa... giúp người dân Thái Sơn đổi đời từng ngày. Vườn cây ăn quả của ông Nguyễn Hạt được xem là một trong những "hạt nhân" để người dân học tập làm theo. Dù chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt song những mùa trái ngọt vẫn bội thu trên đất Thái Sơn. Có được thành quả như thế, phải ghi nhận sự nỗ lực của xã Đại Hưng và ngành nông nghiệp huyện trong việc vận động nhân dân cải tạo vườn tạp, cấp giống cây ăn quả giúp bà con có sinh kế giảm nghèo trên mảnh đất quê. Ông Đỗ Xin, một hộ dân cho biết, 5 năm trước, từ chục cây bưởi do huyện cấp, ông đã bón chăm và nhân rộng ra hơn 2 sào đất vườn nhà, mỗi năm thu nhập 50 - 60 triệu đồng. "Đây là số tiền mơ ước với gia đình tôi. Nếu trồng cây bắp, cây đậu, giỏi lắm được 10 triệu đồng/năm là cùng" - ông Xin tâm sự. Gia đình ông Xin vừa làm đơn xin cấp thêm cây giống để tiếp tục trồng trên 4 sào đất vườn. "Đất này trồng bưởi rất ngon, không thua kém chi các nơi. Mỗi chục bưởi (12 trái) được bán tại vườn với giá 200 - 300 nghìn đồng. Triển vọng mở rộng vùng chuyên canh bưởi ở vùng này rất lớn" - ông Xin nói.

Nhiều hộ có đất nhiều còn bỏ tiền mua thêm cây giống để mở rộng diện tích, đa dạng hóa cây trồng như hộ ông Trần Hiệp trồng 4 sào mít, ông Nguyễn Hạt trồng cam Vinh, ổi, vú sữa Lò Rèn, mít... với diện tích hơn 1 mẫu. Vườn mít hơn 40 gốc của ông Trần Hiệp đều đặn cho khoảng 1 tạ quả/cây, thu nhập 3 - 3,5 triệu đồng/gốc/năm, giúp ông kiếm được hơn 100 triệu đồng. "Nhờ giống tốt, chất lượng quả ngon nên đầu ra rất thuận lợi, hiện nay sản phẩm chỉ đủ tiêu thụ nhỏ lẻ ở địa phương" - ông Hiệp nói. Với vườn nhà và đất thổ cư rộng cả mẫu, ông Nguyễn Hạt trồng hơn 300 gốc cây ăn quả với hơn 10 gốc cam Vinh, mấy chục gốc ổi không hạt, hàng chục gốc vú sữa Lò Rèn, còn lại trồng mít. Mỗi gốc cam Vinh cho hơn 1 tạ quả mỗi năm (giá 30 - 40 nghìn đồng/kg tại vườn), cùng với đó, thu nhập chính từ vườn mít đã giúp ông thu về hơn 300 triệu đồng/năm. Ông dự tính phá bỏ dần vườn ổi không hạt sau mấy năm trồng để chuyển sang trồng cây ổi Đài Loan vốn cho năng suất cao gấp nhiều lần ổi không hạt. Không chỉ thu nhập từ vườn, ông Hạt còn chủ động tìm hiểu giống mới có năng suất cao để trồng thay thế dần các giống cây trồng lâu năm, lại chống chịu tốt với thiên tai, bão lũ. Nhờ vườn cây trái, đời sống kinh tế gia đình ông Hạt dần khấm khá hẳn lên.

Mở rộng vùng chuyên canh

Người dân Thái Sơn hy vọng biến vùng đất này thành vựa cây ăn quả an toàn, gắn nhãn mác lên sản phẩm để giữ thương hiệu. Chính quyền địa phương cũng tích cực vận động người dân giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học cho cây trồng. Ông Nguyễn Hạt chia sẻ: "Vùng đất này sẽ ngày càng trù phú với những miệt vườn, cảnh quan được cải thiện. Nếu có ngày con em xa quê hay khách ghé đến Thái Sơn được đi bộ trong cảnh làng quê yên bình và tham quan những vườn cây trái, vậy là vui rồi". Ông Trần Hiệp cũng vận động các hộ lân cận trồng cây ăn quả để tạo vùng hàng hóa, thương lái dễ bề thu gom với số lượng lớn...

Ông Tăng Tấn Tịnh - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hưng cho biết, cả thôn Thái Sơn có 25 hộ trồng cây ăn quả, diện tích hơn 10ha. Năm 2017, Phòng NN&PTNT huyện hỗ trợ thêm giống cây ăn quả như dừa xiêm dây, bưởi, cam... để người dân tiếp tục mở rộng diện tích thêm 5 - 10ha. Các ông Nguyễn Hạt, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Công Thành, Nguyễn Năm, Trần Đắc Thanh... là những hộ trồng hơn 1ha cây ăn quả, thu nhập trung bình 200 - 300 triệu đồng/ha. Xã Đại Hưng khuyến khích một số hộ chủ lực thành lập hợp tác xã hay tổ hợp tác để tạo sự liên kết trong sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm. Được biết, ngoài chủ trương phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc hữu, phát triển vùng cây ăn quả của huyện Đại Lộc, xã Đại Hưng cũng có đề án phát triển vùng cây ăn quả Thái Sơn gắn với phát triển du lịch, được phê duyệt tổng kinh phí 500 triệu đồng, tạo động lực cho sự phát triển...

HOÀNG LIÊN/ Báo Quảng nam

Video clip

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Title: 89 năm ngày thành lập Đoàn

Banner liên kết


200

 

11111

 

trangtinphapluat

NONGTHONMOI

hcm2

pgd

card tien

22 copy

Hình ảnh ngẫu nhiên từ thư viện ảnh

You are here: Home Kiến thức nhà nông Thái Sơn đổi đời nhờ trồng cây ăn quả
Green Blue Orange Back to Top